ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

 

  1. Nghiên cứu cầu bảo hiểm các sản phẩm nông nghiệp và giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm.
  2. Ảnh hưởng của các chính sách của Nhà nước đến đời sống/thu nhập/hoạt động của nông hộ.
  3. Xây dựng và đề xuất các mô hình sản xuất mới cho nông hộ
  4. Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình sản xuất nông nghiệp.
  5. Tín dụng nông nghiệp.
  6. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.
  7. Phân tích nghèo đói.
  8. Phân tích chuỗi giá trị của các sản phẩm nông sản.
  9. Nghiên cứu sự đa dạng hóa thu nhập của nông hộ và các giải pháp nâng cao thu nhập.
  10. Đào tạo nghề ở nông thôn cho việc thích ứng với đa dạng hóa thu nhập, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp.
  11. Nghiên cứu tác động kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất sạch: VietGAP, GlobalGAP, …
  12. Sự tiếp cận, tham gia thị trường và hiệu quả của các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  13. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên (nước ngầm, đất, v.v) trong sản xuất nông nghiệp.
  14. Phân tích hiệu quả chi phí/lợi ích –chi phí của dự án/chính sách.
  15. Định giá tài nguyên thiên nhiên.
  16. Đánh giá tác động kinh tế xã hội của các dự án phát triển.
  17. Nghiên cứu lợi ích/hiệu quả của các mô hình mới trong nông nghiệp và thủy sản.
  18. Phân tích cung cầu các hàng hóa nông sản

Cần Thơ, ngày 01 tháng 01 năm 2023

Trưởng Khoa

Phạm Lê Thông

LÃNH ĐẠO KHOA

PGS. TS. Phạm Lê Thông,

Trưởng Khoa,

Giảng dạy: Kinh tế vi mô, Kinh tế lượng và Phân tích giá trong nông nghiệp;

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế sản xuất, Sinh kế nông thôn và Kinh tế lượng ứng dụng.
TS. Nguyễn Hữu Tâm,

Phó Trưởng Khoa,

Giảng dạy: Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Phân tích chuỗi cung ứng hàng nông sản, Thương mại điện tử; Hệ thống thông tin quản lý.

Lĩnh vực nghiên cứu: Chuỗi cung ứng và Chuỗi giá trị, Thương mại điện tử.

 

DANH SÁCH CÁN BỘ

 

Khổng Tiến Dũng

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên cao cấp

PGS ngành Kinh tế; TS ngành Kinh tế nông nghiệp và tài nguyên (University of Adelaide, Australia); ThS ngành Kinh tế học (University of the Phillippines Los Banos).

Giảng dạy: Thống kê kinh tế, Kinh tế sản xuất, Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Những vấn đề kinh tế nông nghiệp hiện hành.

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế nông nghiệp và chính sách, hiệu quả kinh tế, chuỗi giá trị, hành vi thị hiếu, ước lượng giá trị kinh tế hàng hóa công, quản trị doanh nghiệp nông nghiệp và kinh tế hợp tác, phân tích xu hướng thị trường, kinh tế biến đổi khí hậu.

ThS. Vũ Thùy Dương,

Giảng viên,

Giảng dạy: Kinh tế nông nghiệp, Kinh doanh nông nghiệp và Phân tích giá trong nông nghiệp;

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế sản xuất

ThS. Đỗ Thị Hoài Giang

Giảng viên,

MSc. Hitotsubashi University, Japan

Giảng dạy: Kinh tế phát triển, Kinh tế lượng, Kinh tế Nông nghiệp, Kinh tế sức khỏe, Phương pháp tư duy.

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế sức khỏe, chính sách công

ThS. Phạm Thị Nguyên,

Giảng viên,

Giảng dạy: Phân tích giá trong nông nghiệp, Phân tích chính sách nông nghiệp và Quản lý nông trại.

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế tài nguyên - nông nghiệp, Phát triển nông thôn.

TS. Huỳnh Thị Đan Xuân,

Giảng viên,

Giảng dạy: Phân tích chính sách nông nghiệp

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế sản xuất, Sinh kế nông thôn và Định giá tài nguyên môi trường.

ThS. Huỳnh Nguyễn Vũ Lâm,

Giảng viên (hiện đang theo học chương trình tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp tại Australia),

Giảng dạy:  Thương mại nông nghiệp quốc tế, Phân tích chuỗi giá trị nông sản.

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế tài nguyên.

...

KHOA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

ĐT: 0292 3734611
  

LƯỢC SỬ

     Khoa Kinh tế nông nghiệp (FAE) trực thuộc Trường Kinh tế CSE được thành lập từ rất sớm vào năm 1966 ngay khi Viện Đại học Cần Thơ ra đời. Quá trình phát triển của Khoa như sau:

  • Năm 1966: Khoa được thành lập với tên gọi Ban Kinh tế nông nghiệp thuộc Trường Cao đẳng nông nghiệp Cần Thơ.
  • Năm 1977: Ban Kinh tế nông nghiệp phát triển thành Bộ môn Kinh tế nông nghiệp trực thuộc Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.
  • Năm 1979: Bộ môn Kinh tế nông nghiệp trở thành Khoa Kinh tế.
  • Năm 1995: Khoa Kinh tế được đổi tên thành Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh (School of Economics and Business Administration, SEBA), và Bộ môn Kinh tế nông nghiệp phát triển thành Bộ môn Kinh tế tổng hợp.
  • Năm 2004: Bộ môn Kinh tế nông nghiệp được thành lập lại sau khi tách ra từ Bộ môn Kinh tế tổng hợp.
  • Năm 2007: Bộ môn được đổi tên thành Kinh tế Nông nghiệp và Kinh tế tài nguyên môi trường.
  • Năm 2015: Bộ môn được tách ra thành Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường.
  • Năm 2022: Bộ môn Kinh tế nông nghiệp trở thành Khoa Kinh tế nông nghiệp (Faculty of Agricultural Economics – FAE) trực thuộc Trường Kinh tế CSE.

 

ĐÀO TẠO

     Hiện tại, Khoa đảm nhiệm đào tạo sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp ở cấp độ đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ.

 

SỨ MỆNH

     Khoa phấn đấu đạt vị trí hàng đầu cả nước và khu vực trong đào tạo, nghiên cứu, và phát triển khả năng lãnh đạo cho người học và người làm việc thực tế trong lãnh vực Kinh tế nông nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

 

MỤC TIÊU

     Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của cả nước.

 

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. CỬ NHÂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (MÃ NGÀNH: 7620115)

THÔNG TIN CHUNG

Chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế AUN-QA.

- Thời gian đào tạo: 4 năm; Tổng số tín chỉ toàn khóa học: 141.

- Danh hiệu khoa học: Cử nhân.

- Tên ngành trên bằng tốt nghiệp và bảng điểm: Kinh tế nông nghiệp.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

     Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế nông nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho người học các kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu kinh tế và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phân tích kinh tế để giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 

VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Nhân viên/cán bộ quản lý kinh tế/chuyên viên nghiên cứu: ở các cơ quan ban ngành các cấp; làm việc trong các tổ chức, các chương trình/dự án kinh tế - xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn;

- Nghiên cứu viên và giảng viên: nghiên cứu và giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến phân tích định lượng, kinh tế học, và kinh tế học ứng dụng trong nông nghiệp;

- Nhân viên/quản lý trong các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp;

- Chuyên viên tư vấn trong các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo; và

- Tự tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

 

KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

- Hình thành thói quen và khả năng tự học, học suốt đời, có khả năng cập nhật kiến thức để phục vụ cho công việc, học tập và nghiên cứu.

- Có khả năng học tiếp các chương trình đào tạo bằng 2 cũng như nâng cao trình độ ở các bậc sau đại học.

- Link bản mô tả chương trình đào tạo và chương trình dạy học...

 

HỌC PHẦN ĐẢM NHẬN

TT Tên học phần MSHP
1 Phương pháp nghiên cứu kinh tế KT109
2 Thống kê trong kinh tế và kinh doanh KT471
3 Những vấn đề kinh tế nông nghiệp hiện hành KT463
4 Kinh tế sản xuất KT304
5 Kinh tế sử dụng đất KT456
6 Kinh tế nông nghiệp KT318
7 Quản lý nông trại KT467
8 Quản trị dự án phát triển KT351
9 Nông nghiệp kỹ thuật số KT194
10 Kinh doanh nông nghiệp KT379
11 Phân tích giá trong nông nghiệp KT465
12 Phân tích chính sách nông nghiệp KT411
13 Kinh tế vùng KT413
14 Quản trị rủi ro trong thị trường nông sản KT243
15 Thương mại nông nghiệp quốc tế KT475
16 Phân tích chuỗi cung ứng hàng nông sản KT244
17 Kinh tế nông hộ KT268
18 Kinh tế lương thực KT455
19 Quản trị tài chính trong doanh nghiệp nông nghiệp KT478
20 Kinh tế tuần hoàn KT189
21 Kiến tập ngành Kinh tế nông nghiệp KT258
22 Seminar kinh tế nông nghiệp KT196

 

2. THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (MÃ NGÀNH: 8620115)

THÔNG TIN CHUNG

- Thời gian đào tạo: 2 năm; Tổng số tín chỉ toàn khóa học: 60.

- Danh hiệu khoa học: Thạc sĩ.

- Tên ngành trên bằng tốt nghiệp và bảng điểm: Kinh tế nông nghiệp.

 

2.1 ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

     Chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Kinh tế Nông nghiệp theo định hướng nghiên cứu nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về lý luận kinh tế chuyên sâu, ứng dụng những công cụ phân tích định tính và định lượng để thực hiện các nghiên cứu trong kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; ra các quyết định trong kinh doanh nông sản và xây dựng, đánh giá các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Link chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp định hướng nghiên cứu...

 

2.2 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

     Chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Kinh tế nông nghiệp theo định hướng ứng dụng nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về lý luận kinh tế và những công cụ phân tích định tính và định lượng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn; và ra các quyết định trong kinh doanh nông sản. 

- Link chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp định hướng ứng dụng...

 

3. TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (MÃ NGÀNH: 9620115)

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

     Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ nhằm giúp nghiên cứu sinh hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức về nguyên lý kinh tế và kinh tế nông nghiệp; hỗ trợ nghiên cứu sinh rèn luyện tư duy phản biện và có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện, dự báo và giải quyết được những vấn đề mới trong thực tiễn và lý thuyết của lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học. 

- Link bản mô tả chương trình đào tạo và chương trình dạy học tiến sĩ ngành Kinh tế nông nghiệp...

 

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TT Hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu cần nhận nghiên cứu sinh
1 Sự vận hành của các thị trường nông sản
2 Phân tích sinh kế nông hộ
3 Lao động và việc làm nông thôn
4 Đánh giá các mô hình sản xuất của nông hộ
5 Vấn đề tài nguyên môi trường trong phát triển nông nghiệp và nông thôn
6 Sự vận hành của thị trường tài chính nông thôn
7 Các vấn đề về thể chế, chính sách,  dự án trong phát triển nông nghiệp và nông thôn
8 Phân tích chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng nông sản
9 Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
10 Rủi ro trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp
11 Nghiên cứu phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn

BỘ MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

ĐT: 0292 3734611
 

 

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Bộ môn Kinh tế nông nghiệp trực thuộc Khoa Kinh tế, trường Đại học Cần Thơ và là một trong những bộ môn được thành lập từ rất sớm sau khi Trường được thành lập.

Quá trình hình thành và phát triển của Bộ môn:

  • Năm 1978: Bộ môn được thành lập với tên Bộ môn Kinh tế nông nghiệp thuộc Khoa Nông nghiệp.
  • Năm 1979: Bộ môn được nâng cấp thành Khoa Kinh tế nông nghiệp
  • Năm 1995: được đổi tên thành Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh (School of Economics and Business Administration, SEBA) và Bộ môn có tên Kinh tế tổng hợp
  • Năm 2004: Bộ môn Kinh tế nông nghiệp được thành lập sau khi tách ra từ Bộ môn Kinh tế tổng hợp
  • Năm 2007: Bộ môn được đổi tên thành Kinh tế Nông nghiệp và Kinh tế tài nguyên môi trường
  • Năm 2015: Bộ môn được tách ra thành Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường

 

Sứ mệnh:

  • Bộ môn phấn đấu trở thành đạt vị trí hàng đầu trong việc phát triển giáo dục, nghiên cứu và khả năng lãnh đạo
  • Cung cấp các khóa học kinh tế nông nghiệp và môi trường chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

Mục tiêu:

  • Xây dựng đội ngũ cán bộ với trách nhiệm xã hội cao và cung cấp cho sinh viên các khóa học chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của khu vực.


CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

 

Cử nhân Kinh tế nông nghiệp

Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp

Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC

CỬ NHÂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (MÃ NGÀNH: D620115)

THÔNG TIN CHUNG

Chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định quốc tế AUN-QA.

- Thời gian đào tạo: 4 năm; Tổng số tín chỉ toàn khóa học: 140.

- Danh hiệu khoa học: Cử nhân.

- Tên ngành trên bằng tốt nghiệp và bảng điểm: Kinh tế nông nghiệp.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Nông nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho người học các kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu kinh tế và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phân tích kinh tế để giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 

VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Nhân viên/Cán bộ quản lý kinh tế/Chuyên viên nghiên cứu: ở các cơ quan ban ngành các cấp; làm việc trong các tổ chức, các chương trình/dự án kinh tế - xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn;

- Nghiên cứu viên và giảng viên: nghiên cứu và giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến phân tích định lượng, kinh tế học và kinh tế học ứng dụng trong nông nghiệp;

- Nhân viên/Quản lý trong các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp;

- Chuyên viên tư vấn trong các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

- Tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

 

KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG

- Hình thành thói quen và khả năng tự học, học suốt đời, có khả năng cập nhật kiến thức để phục vụ cho công việc, học tập và nghiên cứu.

- Có khả năng học tiếp các chương trình đào tạo bằng 2 cũng như nâng cao trình độ ở các bậc sau đại học.

 

HỌC PHẦN ĐẢM NHẬN

TT

Tên học phần

MSHP

1

Phương pháp nghiên cứu kinh tế

KT109

2

Kinh tế lượng

KT113

3

Kinh tế phát triển

KT115

4

Kinh tế sản xuất

KT304

5

Kinh tế môi trường

KT305

6

Kinh tế nông nghiệp

KT318

7

Kinh tế tài nguyên

KT319

8

Quản trị dự án phát triển

KT351

9

Phân tích và đánh giá tác động của môi trường

KT365

10

Kinh doanh nông nghiệp

KT379

11

Kinh tế ô nhiễm

KT403

12

Phân tích chính sách nông nghiệp

KT411

13

Kinh tế vùng

KT413

14

Thương mại và môi trường

KT419

15

Định giá tài nguyên môi trường

KT426

 



Chiêu sinh các khóa ngắn hạn

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

Số lượt truy cập

10138349

TRƯỜNG KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3838831. Fax: 0292.3839168
Email: tkt@ctu.edu.vn